An toàn lao động hiện đang là một trong những vấn đề được tất cả các ban ngành quan tâm hàng đầu. Nhưng những vẫn có nhiều vụ tai nạn lao động không mong muốn xảy ra trong quá trình lao động đặc biệt là trong ngành điện vậy phải làm như thế nào để đảm bảo an toàn lao động trong ngành điện?
Thực hiện An toàn lao động trong ngành điện là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động trong ngành điện.
Các tai nạn liên quan đến an toàn lao động trong ngành điện
Điện năng là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên nó cũng tồn tại không ít nguy hiểm với người lao động trong lĩnh vực này. Các sự cố về điện vẫn xảy ra, không ít tai nạn lao động liên quan đến giật điện, tùy theo từng mức điện áp và cách tiếp xúc tạo nguy cơ điện giật nhẹ hoặc nặng, tùy theo mức độ điện phóng, điện từ trường, mà có thể làm tê liệt hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh hoặc gây cháy, bỏng người lao động. Mức độ ảnh hưởng lớn hơn có nguy cơ cháy do chập điện, phóng điện.
Tai nạn lao động chết người trong mỗi ngành cũng vẫn tồn tại tuy nhiên tai nạn lao động chết người do điện chiếm tỉ lệ cao trong tất cả các vụ lao động chết người tạo ra. Thực tế, người lao động mặc dù đã được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ an toàn bảo hộ lao động, đồng thời được đơn vị tổ chức huấn luyện thường xuyên các quy trình quy phạm an toàn và định kỳ kiểm tra, nâng cao nghiệp vụ… nhưng tại sao tai nạn trong ngành này vẫn không hề giảm gây ra nhiều thương tích cho bản thân người lao động để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
Nguyên nhân gây ra tai nạn điện do đâu?
Có thể nói một vài vụ tai nạn trong ngành điện là do sơ suất, mất cảnh giác dẫn đến thao tác sai của chính người lao động. Bên cạnh đó, một số cán bộ nhân viên ngành điện chưa thực sự tham gia huấn luyện, tập huấn nghiêm túc dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra cũng có thể do trang thiết bị bảo hộ chưa tốt không đáp ứng đủ sự yêu cầu của ngành này. Cuối cùng là do ảnh hưởng của thời tiết, do rò rỉ điện không may xảy ra ở một vài vụ tai nạn điện.
Các biện pháp an toàn lao động trong ngành điện:
Việc bảo đảm an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Nếu dùng điện sai, cách có thể gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, để tránh những tai nạn nghiêm trọng về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các doanh nghiệp, xưởng sản xuất cần có các biện pháp an toàn lao động khi sử dụng điện phù hợp, đúng tiêu chuẩn và quy định đề ra.
Các quy tắc nhằm đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng điện
Người lao động khi làm việc với điện cần thực hiện các biện pháp an toàn sau:
- Đối với nhân viên phụ trách điện cần phải nắm rõ về kỹ thuật điện, các thiết bị, sơ đồ điện và những vị trí, bộ phận nào có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình sản xuất; có kiến thức và khả năng ứng dụng các quy phạm về an toàn kỹ thuật điện; biết xử lý tình huống tai nạn điện và cấp cứu người bị điện giật.
- Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc.
- Doanh nghiệp cần tổ chức kiểm tra, kiểm soát vận hành theo đúng các quy tắc an toàn về điện.
- Đối với các bộ phận, thiết bị của mạng điện, cần phải được che chắn cẩn thận để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc.
- Khi sử dụng điện, cần phải chọn đúng điện áp và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính đối với các thiết bị điện theo đúng quy chuẩn.
- Người lao động cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ và phương tiện bảo vệ các nhân khi làm việc với các thiết bị điện.
Các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động trong ngành điện:
Biện pháp liên quan đến kỹ thuật về điện:
- Trước khi dùng các thiết bị điện cần kiểm tra một số vấn đề sau: cách điện giữa pha và vỏ, cách điện giữa các pha với nhau; trị số điện trở cách điện cho phép.
- Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng trào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.
- Cần sử dụng máy biến áp cách ly, điện áp thấp và máy ngắt điện an toàn khi có sự cố xảy ra.
- Tạo hành lang bảo vệ đối với đương dây điện cao áp trên không.
- Các thiết bị đóng mở mạch điện cần phải che kín những bộ phận dẫn điện. Đặc biệt, đối với cầu dao ở bảng phân phối điện cần được đặt trong các hộp tủ kín bằng kim loại có khóa chắc chắn, có dây tiếp đất và ghi rõ điện áp sử dụng.
- Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.
Trên đây là những biện pháp an toàn lao động trong ngành điện, bài viết mong muốn giúp các bạn trang bị những kiến thức tốt hơn để hạn chế những tai nạn không đáng có sảy ra khi làm việc với điện.
Lý do tại sao nên chọn AGK Safety làm đơn vị học an toàn lao động?
- Trung tâm khoa học an toàn lao động AGK là đơn vị được Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép Hoạt động trong lĩnh vực Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động theo Giấy chứng nhận Số 09/2019/GCN
- Giảng viên của AGK là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giảng dạy, được Cục An toàn cấp chứng chỉ, có thể giảng dạy, đào tạo cho Cán bộ, Công nhân của các Doanh Nghiệp và có thể Huấn luyện cho những Cán bộ là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam bằng các ngôn ngữ như : Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc….
- Bài giảng được các Giảng viên xây dựng phù hợp với yếu tố an toàn trong lao động tại từng Doanh nghiệp
- Đội ngũ nhân viên của AGK nắm rõ pháp lệnh vệ an toàn vệ sinh lao động, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Chúng tôi tự tin và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi chọn AGK Safety làm đơn vị học an toàn lao động cho doanh nghiệp bạn
Giấy chứng chỉ an toàn lao động do cục an toàn lao động cấp
Chúng tôi đã làm từng tổ chức giảng dạy cho trên 1000 người lao động tại những đơn vị lớn như:
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cát Linh
- Công ty cổ phần kỹ nghệ Vietstar
- Công ty cổ phần Hoàn Cầu Nha Trang
- Điện lực bình thuận
- Công ty TNHH Mai Linh
- Công ty TNHH Thành Bưởi
- Công ty TNHH Luxshare – ICT Việt Nam
- Công ty TNHH Viễn Thông TST….
AGK Safety đào tạo huấn luyện những gì?
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1: Cán Bộ Quản lý.
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 : Cán bộ chuyên trách về An toàn vệ sinh lao động
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 : Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 : Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định 1.2.3.5. bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc cho người sử dụng lao động
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5: Người làm công tác y tế
- Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6: An toàn vệ sinh viên.
- Trung tâm kiểm định thiết bị
Bạn đừng ngừng ngại suy nghĩ và tốn nhiều công sức thời gian tìm hiểu tham khảo trên mạng, hãy liên hệ trực tiếp với AGK Safety:
- Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.
- Chi phí chắc chắn bạn sẽ hài lòng.
TRUNG TÂM KHOA HỌC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG AGK
- Trụ sở chính: 27/1/27 Thạnh Xuân 25, KP 7, P. Thạnh Xuân, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
- Thư điện tử: sychienphan@gmail.com
- Đường dây nóng: 0919 621 846
- VPDD tại Nghệ An: Khu Vsip Nghệ An, Xã Hưng Tây, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An.
- VPDD tại Hà Nội: 15-LK 22, KĐT Văn Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
Nguồn: AGK Safety Sưu Tầm